Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường

Chất vấn Thống đốc, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà nêu thực tế, Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường, khiến người dân phải bán vàng ở thị trường đen, dân mua vàng miếng từ ngân hàng, lúc cần tiền ‘bán hoài không mua.

Đấu thầu vàng không mang lại hiệu quả cao

Đặt câu hỏi đến Thống đốc, đại biểu Lưu Văn Đức (đoàn Đắk Lắk) cho biết, tháng 4/2024, Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp quản lý thị trường vàng, trong đó giao cho Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan khẩn trương bình ổn và quản lý thị trường.

“Đề nghị Thống đốc cho biết thời gian qua đã thực hiện yêu cầu trên như thế nào và tác động đến giá vàng và thị trường vàng trong hiện tại và tương lai sẽ ra sao?”, ông Đức chất vấn.

Đại biểu Lưu Văn Đức (Ảnh: Media Quốc hội).

Trả lời, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, đối với việc bình ổn giá vàng, có thể nói, thị trường Việt Nam biến động là diễn biến chung với các nước trên thế giới.

Ngân hàng Nhà nước đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định 24 và thực hiện các giải pháp ổn định từ năm 2013. Nhưng từ năm 2014 đến năm 2019, thị trường vàng tương đối ổn định và nhu cầu giảm. Bắt đầu từ năm 2021, giá vàng thế giới tăng cao và theo đó diễn biến giá tăng kéo theo.

Tuy nhiên, từ năm 2021 đến tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chưa can thiệp thị trường. Nhưng từ tháng 6/2024, giá vàng quốc tế lập đỉnh cao. Trước khi can thiệp, giá vàng khoảng 2.300 – 2.400 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng giữa quốc tế và trong nước tăng cao, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt về vấn đề này.

Bà Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước căn cứ trên cơ sở pháp luật hiện hành, tổ chức đấu thầu vàng. Đây là giải pháp Ngân hàng Nhà nước thực hiện khá hiệu quả năm 2013. Nhưng năm 2024, qua 9 phiên, chênh lệch giữa giá trong nước và quốc tế vẫn tương đối cao.

“Để thực hiện thu hẹp nhanh khoảng cách chênh lệch giá vàng, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang phương án bán vàng trực tiếp thông qua 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và vàng miếng SJC. Từ đó, chênh lệch đang từ mức 15-18 triệu đồng/lượng xuống còn 3-4 triệu đồng/lượng”, bà Hồng nói.

Thống đốc nhấn mạnh, thị trường vàng tiếp tục có diễn biến khó lường, phức tạp. “Việt Nam là quốc gia không sản xuất vàng, nên việc can thiệp phụ thuộc vào nhập khẩu vàng. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến và đưa ra chính sách phù hợp”, Thống đốc nêu rõ.

Doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân vì để cân đối tài chính

Tranh luận, Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp): Việc bán vàng miếng điều tiết, bán không mua, dân muốn bán mà không mua thì bán ở đâu? Ngân hàng bán thì chỉ ở Hà Nội và Tp.HCM mà không bán khắp cả nước? Ngân hàng không mua thì các cửa hàng cũng không mua khiến người dân phải bán vàng ở thị trường đen.

Đại biểu đề nghị ngân hàng xem xét mua lại vàng miếng từ người dân để tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi cần bán vàng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn sáng 11/11 (Ảnh: Media Quốc hội).

Trả lời, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước không tăng cung vàng miếng ra ngoài thị trường bởi NHNN là độc quyền sản xuất vàng miếng. Trong bối cảnh và nhu cầu gia tăng, Ngân hàng Nhà nước cũng chưa đặt vấn đề mua lại. Ngoài ra, với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước khi bán vàng trong giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chủ yếu nhằm mục đích tăng cung vàng.

Theo Thống đốc, trong hệ thống kinh doanh mua bán vàng miếng hiện có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng. Các ngân hàng và doanh nghiệp này hoàn toàn mua bán vàng miếng bình thường.

“Câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng miếng của cá nhân có thể vì để cân đối tài chính”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Về việc chỉ thực hiện chính sách ở Hà Nội và Tp.HCM, bà Hồng cho biết Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép với doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng chứ không có quy định bắt buộc là phải ở địa điểm nào. Bản thân doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng sẽ tự xem xét, đánh giá trên nhu cầu ở các tỉnh, thành và mở các địa điểm mua bán vàng miếng.

“Qua tổng hợp từ chi nhánh ngân hàng các tỉnh, thành phố, nhu cầu mua bán vàng chủ yếu là ở Hà Nội, Tp.HCM và đô thị lớn. Tỉnh thành trong cả nước hầu như không có hiện tượng giữ vàng hoặc xếp hàng mua vàng”, bà Hồng nói.

Booking Caraworld Cam Ranh - Đô thị biển tại Cam Ranh. Giá bán từ 75 triệu/m2. Liên hệ 0946777723 để được tư vấn thêm hoặc truy cập vào: https://gemmaland.vn/du-an/caraworld-cam-ranh/
Booking Caraworld Cam Ranh – Đô thị biển tại Cam Ranh. Giá bán từ 75 triệu/m2. Liên hệ 0946777723 để được tư vấn thêm hoặc truy cập vào: https://gemmaland.vn/du-an/caraworld-cam-ranh/

Sẽ lập sàn giao dịch vàng “ở thời điểm phù hợp”

Cũng về vấn đề vàng, đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) nêu vấn đề, hiện nay thế giới có nhiều nước thị trường phát triển cho phép lập sàn giao dịch vàng, thu hút nguồn lực vàng, mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong nước. Đại biểu hỏi, Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch đề xuất Chính phủ lập sàn giao dịch vàng hay không?

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Ảnh: Media Quốc hội).

Trả lời, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, một số nước đã thành lập sàn giao dịch vàng như Trung Quốc lập sàn vàng tại Thượng Hải. Nhưng cũng có nước không làm vậy. Lập sàn vàng có mặt tích cực là giao dịch minh bạch, nhu cầu mua bán của người dân, doanh nghiệp, chủ thể sẽ thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, theo bà Hồng, để lập sàn vàng đòi hỏi phải đầu tư về cơ sở hạ tầng. Việt Nam không phải là sản xuất vàng. Vậy nên khi vàng giao dịch giữa các chủ thể trên thị trường cũng phải nhập từ thị trường vàng quốc tế.

Theo bà Hồng, để lập sàn giao dịch vàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ cùng với các bộ ngành nghiên cứu, đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng để tham mưu, đề xuất Chính phủ ở thời điểm phù hợp và phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước mời Bộ Công an theo dõi thị trường vàng để tránh trục lợi, gian lận

Sáng 11/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng. Trong phiên chất vấn, nhiều đại biểu quan tâm chất vấn về việc quản lý thị trường vàng, thành lập sàn giao dịch vàng tại Việt Nam.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn.

Hiệu quả quản lý thị trường vàng chưa cao

Tham gia chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đại biểu Trần Thị Thanh Hương – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho biết, thời gian vừa qua, có ý kiến cho rằng, do có nhiều bộ, ngành cùng tham gia quản lý và công tác phối hợp chưa tốt, nên hiệu quả quản lý thị trường vàng chưa cao.

“Đại biểu đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn đối với vấn đề này trong thời gian tới”, đại biểu Hương nói.

Trả lời đại biểu Đoàn An Giang, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, mỗi lĩnh vực, mỗi ngành có cơ quan chủ trì thống nhất quản lý, và có các bộ ngành khác tích cực tham gia. Các nhiệm vụ này đã được quy định rõ trong văn bản quy phạm pháp luật, các Bộ ngành không trùng lắp nhau về trách nhiệm, thẩm quyền. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý thị trường vàng, các Bộ, các ngành cần tăng cường phối hợp chặt chẽ.

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công an. “Trước khi Ngân hàng Nhà nước tổ chức can thiệp vàng, Ngân hàng đã họp, mời đại diện của các cơ quan, đặc biệt là Bộ Công an để hỗ trợ, theo dõi quá trình triển khai để tránh các hành vi trục lợi, gian lận trong quá trình can thiệp”, Thống đốc cho biết.

Lập sàn giao dịch vàng đòi hỏi phải đầu tư về cơ sở hạ tầng

Cũng tham gia chất vấn về vấn đề vàng, đại biểu Đỗ Huy Khánh – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai nêu vấn đề, hiện nay thế giới có nhiều nước thị trường phát triển cho phép lập sàn giao dịch vàng, thu hút nguồn lực vàng, mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong nước. Đại biểu hỏi, Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch đề xuất Chính phủ lập sàn giao dịch vàng hay không.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, một số nước đã thành lập sàn giao dịch vàng như Trung Quốc lập sàn vàng tại Thượng Hải. Nhưng cũng có nước không làm vậy. Lập sàn vàng có mặt tích cực là giao dịch minh bạch, nhu cầu mua bán của người dân, doanh nghiệp, chủ thể sẽ thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, theo bà Hồng, để lập sàn vàng đòi hỏi phải đầu tư về cơ sở hạ tầng. Việt Nam không phải là sản xuất vàng. Vậy nên khi vàng giao dịch giữa các chủ thể trên thị trường cũng phải nhập từ thị trường vàng quốc tế.

Thống đốc NHNN cũng cho biết, để lập sàn giao dịch vàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ cùng với các bộ ngành nghiên cứu, đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng để tham mưu, đề xuất Chính phủ ở thời điểm phù hợp và phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình.

Giải pháp nào để vàng trở thành nguồn lực của nền kinh tế?

Tham gia chất vấn, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cho rằng việc trong báo cáo của NHNN gửi đại biểu Quốc hội, tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc liên quan quản lý thị trường vàng xác định chưa khuyến khích người dân bán vàng chuyển thành VND để đầu tư sản xuất kinh doanh. Vàng nằm im trong dân là vàng chết, trong khi nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh rất lớn. Bà hỏi cần có giải pháp để vàng trở thành nguồn lực của nền kinh tế?

Trả lời nội dung này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói đây là câu hỏi rất hay và trong phần trả lời trước đã nêu vấn đề này. Cụ thể, theo bà Hồng khi chống vàng hóa, đô la hóa thì không khuyến khích người dân nắm giữ vàng. Bởi khi nắm giữ vàng có thể giá trị rất lớn nhưng khi nắm giữ như vậy thì số tiền đó người dân không sử dụng được.

Nếu tiền đó chuyển ra VND sẽ có cơ hội để kinh doanh, đầu tư vào các lĩnh vực khác. Như gửi tiền vào ngân hàng để ngân hàng dùng tiền đó cho vay sản xuất kinh doanh. Hay đầu tư vào các cổ phần, cổ phiếu, chứng khoán để phục vụ sản xuất kinh doanh.

“Chính vì vậy, NHNH và trong tinh thần của nghị định 24 là chống vàng hóa, khuyến khích người dân không nắm giữ vàng, nhất là vàng miếng. Bởi vàng miếng giá trị cao. Chính vì thế, có chính sách Nhà nước độc quyền, xuất nhập khẩu vàng miếng, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng”, bà Hồng nói.

Để không khuyến khích người dân mua vàng, theo bà Hồng, có rất nhiều giải pháp theo kinh nghiệm của các nước. Hiện NHNN đang đánh giá tổng kết nghị định 24 theo hướng thiết kế các chính sách để hạn chế người dân nắm giữ vàng.

Link gốc :

https://www.nguoiduatin.vn/sao-ngan-hang-chi-ban-vang-o-ha-noi-tphcm-ma-khong-ban-khap-ca-nuoc-204241111100055259.htm

https://www.congluan.vn/ngan-hang-nha-nuoc-moi-bo-cong-an-theo-doi-thi-truong-vang-de-tranh-truc-loi-gian-lan-post320859.html